Chuyển đến nội dung chính

Sự ganh ghét, đố kị - sản phẩm của thế giới hiện đại

SỰ GANH GHÉT, ĐỐ KỊ - SẢN PHẨM CỦA THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

GANH GHÉT :
Ganh ghét là tự thú nhận sự thua kém của mình !

Chúng ta phải khẳng định với nhau một điều rằng : Tính đố kỵ, ganh ghét từ xa xưa đã có. Trong xã hội hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, mối quan hệ giữa người với người ngày càng phức tạp, tâm lý ganh ghét, đố kỵ càng trở nên phổ biến.Ganh ghét, đố kỵ là gì? Do đâu mà có?

Sự "ganh ghét" xuất phát từ lòng đố kỵ ẩn sâu trong lòng của mỗi người. Có thể nói hầu hết con người trên thế gian (ngoại trừ một số ít người mắc bệnh tâm thần hoặc là những cao nhân đắc đạo vì mọi thứ đối với họ là "vô nghĩa") đều có lòng đố kỵ không ít thì nhiều vì lòng đố kỵ phát xuất từ sự cân đo thiệt hơn của con người.



Xin nhắc một chút là “ganh ghét” khác với “ganh đua”. Nói tới "ganh đua" thì nó mang tinh thần tích cực hơn "ganh ghét", nó biến lòng đố kỵ nhỏ nhoi của con người thành "cái lò xo" tạo động lực để người ta nỗ lực hơn để không bị thua kém người khác....còn "ganh ghét" lại đưa con người tới tình trạng đối nghịch nhau, luôn đối đầu và phản biện nhau


ĐỐ KỊ


Đố : Ghen ghét, kỵ hiền đố năng: ghen người hiền ghét người giỏi.
Kỵ : Ghen ghét, Bài kị: Ghen ghét muốn hại nhau, Hiềm kị : Ngờ vực, ghen ghét.
Đố kỵ : là hiện tượng con người tự nhiên ghen ghét (thù ghét) những ai hơn mình. Thái độ đố kỵ là tỏ ra khó chịu khi thấy người khác hơn mình.
Đồng nghĩa với Ganh tỵ, Ganh ghét.
Trái nghĩa với: Ái mộ, Ngưỡng mộ, Thần tượng.
Đố kỵ là tính xấu phổ biến của con người.

Ganh ghét và đố kỵ hầu như thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực và mọi mặt trong cuộc sống. Dễ nhận thấy nhất là khi ai đó có thành tích, đia vị, vinh dự, chuyên môn, bằng cấp, của cải, nhân duyên, gia đình hạnh phúc, thành đạt là nảy sinh ganh ghét, đố kỵ… Có người thể hiện lòng ganh ghét, đố kỵ ra ngoài, nhưng có người lại “chôn kín” ở trong lòng. Nhưng dù bất cứ hình thức nào, lòng ganh ghét, đố kỵ đều ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và công việc.

Trước hết sự ganh ghét, đố kỵ phá hoại mối quan hệ giữa người với người, hòa khí vốn có trước đây bổng chốc vì ganh tỵ mà rạn nứt, đổ vỡ, sức mạnh đoàn kết và sự hợp tác của tập thể bị tổn thương. Thứ nữa lòng ganh ghét, đố kỵ còn cản trở con người phát triển tài năng. Trong một tập thể chỉ cần phảng phất chút lòng ganh ghét, đố kỵ là nội bộ lủng củng, mất đoàn kết, mọi người không sao sống thân thiện, thoải mái, chân tình với nhau được thì nhân tài sẽ không có môi trường thuận lợi để phát huy tác dụng.

Ngoài ra lòng ganh tỵ, có ảnh hưởng rất to lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần của con người. Người có tính ganh ghét, đố kỵ bao giờ cũng căng thẳng về tinh thần và tổn hại về sức khỏe. Họ luôn bị một chứng bệnh khổ sở “stress” hành hạ.

Hơn 2500 năm trước, trong 14 điều răn, Đức Thích Ca Mâu Ni đã từng dạy chúng sinh: “Khổ tâm lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ. Sai lầm lớn nhất của đời người là tự đánh mất chính mình”.

Nhà văn Pháp De Balzac cũng đã từng nói: “Người có tính ganh tỵ khổ sở hơn bất cứ một người bất hạnh nào. Bởi vì hạnh phúc của người khác càng lớn bao nhiêu thì nỗi bất hạnh trong anh ta sẽ nhân lên bấy nhiêu lần”.

Sự ganh ghét, Sự đố kỵ - sản phẩm của thế giới hiện đại   
Sự ganh ghét, tính đố kỵ đang trở thành một vấn đề nổi cộm của thế giới hiện đại
Chúng ta không thể khắc chế nó, không thể làm cho bản tính con người biến mất lòng ganh ghét và sự đố kị. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá và đứng nhìn nó trên một phương diện khác.

Thật khó để chấp nhận một sự ganh ghét, đố kỵ thái quá từ một ai đó. Nó được thể hiện thông qua các hành động mang tính âm mưu, cách phán xét…qua lời nói và nhiều hình thức khác.



Tôi đã từng được nghe lại một số từ ngữ không được dễ nghe cho lắm, cho đến bây giờ tôi mới lí giải được tại sao? Tôi của hiện tại  không tồn tại suy nghĩ về những lời nói này, lẽ dĩ nhiên nó phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, xin cảm ơn những lời nói mang sắc thái của sự đố kị và ganh ghét : Cảm ơn vì giúp tôi bước chân vào cánh cửa đại học tự tin – hãnh diện, có niềm tin vào bản thân mình, có những thôi thúc mạnh mẽ để hoàn thiện bản thân ! Và có cơ hội để ngày hôm nay cùng ngồi lại đàm đạo với các bạn !!! 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Người bạn âm thầm 12 năm!

Hê sờ lô, hê sờ ly  Lại là Subi đây,  Anh bạn - có khoẻ không?  Lâu lắm rồi chúng ta mới lại gặp nhau nhỉ! Năm rưỡi rồi chứ ít ỏi gì đâu cơ chứ! Cũng may là tớ còn nhớ pass để vào nhà nha.  Còn nhớ 12 năm trước, lần đầu tiên tớ mở blog và đặt tên cho căn nhà của mình là phuongsubi.blogspot.com, cho tới bây giờ anh bạn cũng "có tuổi" rồi đó. Tớ không giỏi chia sẻ những câu chuyện của mình, càng không giỏi để thể hiện cảm xúc ... và cậu là người đã lắng nghe tớ suốt 12 năm qua, chứng kiến hành trình tớ trưởng thành như thế nào. Có lẽ phải cảm ơn cậu nhiều lắm!

Book review: "Hiểu về trái tim"

Một cuốn sách muốn được giới thiệu tới mọi người nhất! Tôi phải cảm ơn một người bạn, năm 2015 cậu ấy đã tặng tôi cuốn sách này. Mặc dù, không thể nhớ nổi cậu ấy là ai nữa, nhưng cảm thấy rất trân trọng vì nhờ cậu ấy mà tôi biết đến cuốn sách này. "Hiểu về trái tim" - Nghệ thuật sống hạnh phúc của Tác giả Thích Minh Niệm (năm 1992 tác giả xuất gia tại Phật học viện Huệ Nghiêm, cho đến nay vẫn tiếp tục hướng dẫn thiền và tâm lý trị liệu) thực sự là một cuốn sách vô cùng ý nghĩa. Có thể bạn chưa biết "Toàn bộ lợi nhuận thu được từ việc phát hành cuốn sách này sẽ gây quỹ Hiểu Về Trái Tim để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh tại Việt Nam. Link Quỹ Hiểu về trái tim: http://hieuvetraitim.org/vn/gioi-thieu/gioi-thieu/ Trích đoạn lời tựa của tác giả: "Cách đây mười tám năm, tôi đã quyết lòng ra đi tìm hạnh phúc chân thật. Dù thời điểm ấy, ý niệm về hạnh phúc chân thật trong tôi còn rất mơ hồ, nhưng tôi vẫn tin rằng nó có thật và luôn hiện hữu trong

Làm thế nào để "nhiệt huyết" trong công việc?

Mình có ở trong một cái hội Facebook, ở đó tìm thấy rất nhiều bài viết liên quan tới công việc, phần lớn là cảm thấy chưa phù hợp với công việc hiện tại, hoặc đang cảm thấy bế tắc, hay mất dần năng lượng với công việc mà mình đang làm  Đặc biệt là các bạn vừa ra trường thường chưa rõ định hướng nên trong quá trình làm dễ dẫn đến chán nản và xuất hiện suy nghĩ "hình như chẳng có công việc nào phù hợp với mình cả", dần dần cảm thấy tự ti về bản thân mình hơn.  Thực ra, ai cũng từng trải qua ít nhiều những quãng thời gian đó, để trưởng thành hơn, rồi dần dần vươn lên những vị trí cao hơn nữa trong sự nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại thì mình đã đi làm được 6 năm có lẻ rồi đó, nhưng so với mình của 6 năm về trước, dù không đo được nhưng mình thấy bản thân vẫn duy trì được nhiệt huyết trong những việc mình làm (như tính cách, hay là cách mình vẫn lập kế hoạch hàng ngày trên Trello từ 2015 tới giờ, chắc công việc nào cũng phải yêu lắm thì mới duy trì được điều đó ấy nhỉ)  Thì hô