Chuyển đến nội dung chính

LÀM GÌ ĐỂ HẾT BUỒN !!!

Đôi khi ta cảm thấy buồn chán, chẳng thích gì, chẳng muốn làm gì. Có thể chỉ đơn giản là bạn đang chán và muốn làm gì đó nhưng lại ko biết phải làm gì, tệ hơn cả là chẳng biết mình thích gì, vô cảm với mọi thứ... Điều này rất nguy hiểm, nó là tiền đề của cảm giác chán đời, bất cần đời, và dẫn đến sự buông thả, sa sút... Bạn hãy thử những cách sau nhé ! Tôi tin có thể làm tâm trạng bạn khá hơn ! :)) <3



1. Trò chuyện với một người bạn.


Hãy nói chuyện với bạn bè, nhất là với những người biết lắng nghe, tham khảo họ xem bạn nên làm gì. Hoặc bạn cũng có thể nói chuyện, thảo luận với đứa bạn về vấn đề mà cả hai cùng quan tâm, hứng thú. Dù họ có cho bạn lời khuyên được hay không thì bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi được trò chuyện. Nghiên cứu cho thấy những người hay trò chuyện, tán ngẫu cùng người thân sẽ giảm được đáng kể nguy cơ bị stress và các bệnh tâm lý.


2. Làm bất cứ một việc gì có ích.

Dù bạn đang không hứng thú với việc gì cả, không muốn làm gì cả nhưng hãy cứ thử làm một việc gì đó có ích, cứ xem như để giết thời gian (nhưng thực ra bạn đang tận dụng thời gian đấy). Trong quá trình làm, bạn sẽ dần dần chú tâm vào công việc hơn và quên mất những buồn chán khi nãy. Cách này thường được áp dụng rất thành công ở những người phải chịu những cú shock tức tối. Sau khi "hoàn hồn" sau cú shock đó, họ thường lao vào làm việc để quên đi cú shock và dẫn đến những thành công ngoài sức tưởng tượng. Nhưng ở đây, bạn đang chán, vậy thì hãy xem như bạn làm việc đó chỉ để giải trí cho đỡ chán thôi há. Làm thế vừa đỡ chán vừa có lợi, một công đôi chuyện!

3. Giúp đỡ ai đó.

Có thể là về mặt vật chất, tinh thần hay chỉ đơn giản là giúp những việc lặt vặt. Mua giúp em nhỏ tấm vé số. Biếu bà lão ăn xin vài đồng. Giảng cho đứa bạn bài mà nó chưa hiểu. An ủi một người thân đang buồn.... Bạn sẽ thấy mình thực sự hữu ích, có rất nhiều người cần đến bạn. Và từ đó, bạn sẽ tìm được tìm vui và động lực để tiếp tục làm việc/ học tập.

4. Vẽ

Bạn đang rất ngạc nhiên: ở trên vừa bảo làm một việc gì đó mà thấy có ích, thế sao bây giờ lại bảo vẽ vời vô bổ như thế? Vậy bạn nghĩ vẽ ko có ích ư? Lầm to rồi đấy. Vẽ, thứ nhất, sẽ giúp bạn bồi dưỡng tính sáng tạo. Đây là một yếu tố cần thiết để thành công. Thứ hai, khi vẽ, não trái của bạn sẽ vận động và tạm thời làm não phải -nơi đảm nhận sự lo lắng - nghỉ ngơi. Có thể bạn vẽ ko khá, nhưng vấn đề đó ko quan trọng, chỉ là bạn đang giải trí thôi mà, hãy nhớ như vậy. Với tâm trạng thoải mái thì tính sáng tạo mới phát huy tối đa được.

5. Nghĩ về tương lai.

Thử tưởng tượng ra viễn cảnh của bạn trong tương lai, đó có thể là những gì bạn mong muốn hay quan ngại.

Lúc đó bạn như thế nào? Khỏe mạnh hay yếu đuối? Hình dáng của bạn sẽ ra sao? Công ăn việc làm thế nào? Gia đình,người thân và những người bạn quen biết thì sao? Thử lý giải cho những tưởng tượng của bạn. Ví dụ nếu bạn tưởng tượng sau này mình làm nghề gì, chức vụ nào thì hãy tự hỏi làm sao để đạt được điều đó, nó đòi hỏi những gì, bạn đã có hay chưa có những nền tảng gì để thực hiện nó... hoặc nếu bạn tưởng tượng sau này mình... thất nghiệp thì hãy tự hỏi tại sao, nguyên nhân nào và phải làm sao để ko bị như vậy...

Khi bạn có cái nhìn bao quát hơn về tương lai, bạn sẽ phần nào thấy rõ hơn mục tiêu và trách nhiệm của mình, nhanh chóng thoát khỏi vũng lầy chán nản mà bạn đang mắc phải để đi tiếp chặng đường.

6. Nhớ về quá khứ.

Chẳng ai có tương lai mà ko hề có quá khứ. Dù đã qua nhưng quá khứ là nền tảng cho hiện tại và hiện tại lại là nền tảng cho tương lai. Dĩ nhiên, chẳng ai có quá khứ hoàn vui hay hoàn toàn buồn. Và dù cho đó là vui hay buồn thì bạn hãy ngẫm nghĩ về nó, nhớ lại xem mình đã trải qua như thế nào. Những kỉ niệm vui sẽ giúp bạn tìm lại niềm vui và tiếp thêm sinh lực cuộc sống. Những kỉ niệm buồn sẽ giúp bạn nhớ cách phải vượt qua như thế nào. Trừ khi quá khứ của bạn có những điều khủng khiếp mà bạn ko muốn nhớ tới, nếu ko, hãy nghĩ về quá khứ với sự trân trọng và nâng niu như những trang sách hay đã khép lại. Bạn đã sống, đã tồn tại trong khoảng thời gian đó như một sự kỳ diệu của tạo hóa. Và bây giờ, trong hiện tại và trong một tương lai nhất định, bạn vẫn sống. Bạn cần phải viết tiếp những trang đời của mình để đó sẽ là một quyển sách hay và bổ ích.

7. Hãy nhìn thẳng và đối đầu với nỗi buồn chán của bạn.

Dùng đầu óc phân tích xem tại sao tôi lại có cảm giác buồn chán như thế này? Hãy suy nghĩ và phân tích thật tường tận cho đến ngọn ngành của vấn đề. Tất cả những phân tích này cuối cùng sẽ đưa bạn đến 1 kết quả giống nhau: "nỗi buồn này, cơn khó khăn này rồi cũng phải qua đi, và sau đó là những ngày không còn u ám nữa". Tìm hiểu cặn kẽ nỗi buồn của bạn để biết rằng chắc chắn mình không phải ở trong trạng thái này suốt đời... sẽ có một lúc, một lúc nào đó, mình sẽ ra khỏi cảm giác này.. thì bây giờ, khi ngồi chờ cảm giác buồn chán này qua đi... tại sao không làm một cái gì để thời giờ trôi nhanh hơn?...

8. Làm những việc để thời gian trôi qua nhanh hơn.

- Làm một cái gì có vẻ hăng hái một chút: Khi buồn chán, tuyệt vọng, hãy tìm những việc có tính cách chủ động, hăng hái như: đi thăm 1 người bạn, đi bộ, hay đạp xe đạp, đánh cờ, đọc sách. Nhưng nhớ đừng xem truyền hình, đây ko phải là 1 hành động tích cực.
- Tìm một việc gì mình thích làm: chẳng hạn đọc truyện chưởng, chơi game computer, vẻ tranh, hát karaoke.. Dĩ nhiên, khi "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".. Nếu bạn chẳng thấy ham gì cả, cứ tìm đại một việc mình thích, làm với sự chú tâm lúc đầu, sau đó, bạn sẽ tìm lại được sự thích thú.
- Chia sẽ cảm giác buồn chán bằng cách tâm sự với người nào đó
- Khóc cho vơi cơn buồn: Dù bạn là đàn bà hay đàn ông, hay khóc hoặc chưa từng biết khóc, phương pháp này sẽ giúp bạn trút bớt nỗi u uất trong lòng, và khi nín khóc, đôi lúc bạn lại thấy buồn cười với chính mình.
- Đừng mơ ước quá xa vời
- Hãy vẽ ra nỗi buồn, cơn giận, hay cảm giác lo lắng của mình: Dùng hộp bút chì đủ màu, vẽ đại trên tờ giấy, không cần biết mình đang vẽ gì. Sau khi hết cơn giận dữ, bạn nhìn lại "tác phẩm" của mình.. sẽ phải ngạc nhiên vì nó thật sự đã diễn tả được sự buồn phiền hay giận dữ của bạn đến mức độ nào.
- Bạn có thật sự buồn không vậy?: Đôi lúc bạn buồn hay giận dử vì những chuyện bạn phán đoán hoàn toàn sai!.. Đừng để phải hối tiếc vì chuyện này...
- Hãy tự hưởng thụ: Mở đầy bồn nước nóng và ngâm mình trong đó. Đến tiệm đấm bóp và hưởng thụ cảm giác thoải mái trên các bắp thịt được xoa bóp. Những tiện nghi thể xác này thường có thể giải tỏa được các phiền não trong lòng bạn. Đồng thời trong khoản thời gian trên, bạn có thể suy nghĩ một cách sâu xa, chính chắn mọi việc

9. Hãy tìm một việc gì thật đáng chán để cho đỡ chán.

Ngồi cắn vỏ hột dưa, đừng ăn, hãy để dành trong chén cho tới khi nào đủ số để làm 10 cái bánh trung thu! Hãy ra vườn thử nhổ từng cọng cỏ cho đến khi ko còn cỏ nữa! Hãy chà sạch tường gạch men trong phòng tắm bằng một bàn chải... đánh răng!... Những việc này thật sự đáng chán hơn nỗi buồn của bạn. Kiên nhẫn làm cho đến khi cơn buồn của bạn hoàn toàn tan biến hết.

Chú Ý: Những việc tuyệt đối lên tránh

- Lang thang vào... sòng bài!
- Lững thững vào ... shopping với một bóp đầy tiền!
- Nóng giận và làm buồn lòng người thân.
- Buồn chán và nhắm mắt đưa chân với 1 người mình ko có cảm tình sâu đậm lắm.
- Buồn bã, tuyệt vọng, và... mở tủ lạnh tìm đồ ăn mỗi 5, 10 phút một lần.

Chúc các bạn có một ngày vui vẻ hi 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Người bạn âm thầm 12 năm!

Hê sờ lô, hê sờ ly  Lại là Subi đây,  Anh bạn - có khoẻ không?  Lâu lắm rồi chúng ta mới lại gặp nhau nhỉ! Năm rưỡi rồi chứ ít ỏi gì đâu cơ chứ! Cũng may là tớ còn nhớ pass để vào nhà nha.  Còn nhớ 12 năm trước, lần đầu tiên tớ mở blog và đặt tên cho căn nhà của mình là phuongsubi.blogspot.com, cho tới bây giờ anh bạn cũng "có tuổi" rồi đó. Tớ không giỏi chia sẻ những câu chuyện của mình, càng không giỏi để thể hiện cảm xúc ... và cậu là người đã lắng nghe tớ suốt 12 năm qua, chứng kiến hành trình tớ trưởng thành như thế nào. Có lẽ phải cảm ơn cậu nhiều lắm!

Book review: "Hiểu về trái tim"

Một cuốn sách muốn được giới thiệu tới mọi người nhất! Tôi phải cảm ơn một người bạn, năm 2015 cậu ấy đã tặng tôi cuốn sách này. Mặc dù, không thể nhớ nổi cậu ấy là ai nữa, nhưng cảm thấy rất trân trọng vì nhờ cậu ấy mà tôi biết đến cuốn sách này. "Hiểu về trái tim" - Nghệ thuật sống hạnh phúc của Tác giả Thích Minh Niệm (năm 1992 tác giả xuất gia tại Phật học viện Huệ Nghiêm, cho đến nay vẫn tiếp tục hướng dẫn thiền và tâm lý trị liệu) thực sự là một cuốn sách vô cùng ý nghĩa. Có thể bạn chưa biết "Toàn bộ lợi nhuận thu được từ việc phát hành cuốn sách này sẽ gây quỹ Hiểu Về Trái Tim để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh tại Việt Nam. Link Quỹ Hiểu về trái tim: http://hieuvetraitim.org/vn/gioi-thieu/gioi-thieu/ Trích đoạn lời tựa của tác giả: "Cách đây mười tám năm, tôi đã quyết lòng ra đi tìm hạnh phúc chân thật. Dù thời điểm ấy, ý niệm về hạnh phúc chân thật trong tôi còn rất mơ hồ, nhưng tôi vẫn tin rằng nó có thật và luôn hiện hữu trong

Làm thế nào để "nhiệt huyết" trong công việc?

Mình có ở trong một cái hội Facebook, ở đó tìm thấy rất nhiều bài viết liên quan tới công việc, phần lớn là cảm thấy chưa phù hợp với công việc hiện tại, hoặc đang cảm thấy bế tắc, hay mất dần năng lượng với công việc mà mình đang làm  Đặc biệt là các bạn vừa ra trường thường chưa rõ định hướng nên trong quá trình làm dễ dẫn đến chán nản và xuất hiện suy nghĩ "hình như chẳng có công việc nào phù hợp với mình cả", dần dần cảm thấy tự ti về bản thân mình hơn.  Thực ra, ai cũng từng trải qua ít nhiều những quãng thời gian đó, để trưởng thành hơn, rồi dần dần vươn lên những vị trí cao hơn nữa trong sự nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại thì mình đã đi làm được 6 năm có lẻ rồi đó, nhưng so với mình của 6 năm về trước, dù không đo được nhưng mình thấy bản thân vẫn duy trì được nhiệt huyết trong những việc mình làm (như tính cách, hay là cách mình vẫn lập kế hoạch hàng ngày trên Trello từ 2015 tới giờ, chắc công việc nào cũng phải yêu lắm thì mới duy trì được điều đó ấy nhỉ)  Thì hô