Chuyển đến nội dung chính

BẠN ĐÃ THỰC SỰ BIẾT NÓI?

BẠN ĐÃ THỰC SỰ BIẾT NÓI ?

 


Câu hỏi dường như nghe có vẻ ngớ ngẩn khi ở cái tuổi đọc rõ, viết giỏi chẳng ai lại tự hỏi mình “biết nói” hay chưa?

Dạo gần đây tôi hay quan sát : Tôi để ý đến những lời thầy cô giảng kể cả những thông điệp mà họ muốn truyền tải, tôi trò chuyện với những nhân vật đó … Và tôi để ý đến các bạn : Có thể bằng tuổi tôi hoặc ít hơn trong 1 lớp học !

Các bạn cùng nghe :


CC1: Tổ chức định mức lao động _GV: Bảo Khanh
[ Một vài sv lên bảng làm bài tập liên quan đến môn học ]
GV : Đấy ! Sinh viên Đại học dùng ngôn từ như thế này đây?
Theo nhận định của giảng viên : Cô nói rằng hầu hết công việc bạn lựa chọn khi ra trường đều phải viết BÁO CÁO. Và nếu rằng với vốn từ như thế này thì liệu các bạn sẽ xoay sở như thế nào ?

CC2: Quản trị nhân lực_ GV ( thầy gì không nhớ tên )
[ Vấn đề đặt ra là sv hãy chọn TRUE or FULSE và giải thích ]
GV: Theo em vấn đề này là Đ hay S ?
SV : Theo em là Đ ạ !
GV: Tsao lại là đúng, mà …. ?
SV : À S ạ !
GV : Đấy ! Các bạn đưa ra câu trả lời nhưng không thể giải thích được lý do tại sao. Không thể bảo vệ được quan điểm của mình, hay nói một cách khác là không khiến người nghe bị thuyết phục bởi những câu trả lời mang tính lựa chọn. ( VD : Nhân lực, tài lực, vật lực yếu tố nào là quan trọng nhất? WHY? )

CC3 : Khi làm bài kiểm tra/thi ( Nhận xét của GV xin được giấu tên )
-         Những bài ktra đơn giản mang tính lý thuyết cho về nhà thì các bạn đều lên search Google, copy & paste còn những bài tập tình huống hoặc ý kiến cá nhân thì các bạn làm sơ sài or lười suy nghĩ, thường xuyên chép bài của nhau. K thể hiện được rõ quan điểm cá nhân về chủ đề đưa ra.

-         Các bạn làm bài thi cuối kì có nhiều bạn viết rất dài NHƯNG tôi cũng không hiểu các bạn đang nói về vấn đề gì. Có bạn chép lại 1 đoạn, còn có trường hợp phân tích chán chê rồi lại quay trở lại ý đầu tiên. Bên cạnh đó còn khá nhiều bạn có ý nhưng không biết triển khai như thế nào.Nếu các bạn phân tích kỹ hơn một chút chắc chắn chúng tôi sẽ cho điểm ý đấy.

Nói trong chữ viết, trong lời ngữ và kể cả trong tư duy.”

Nhắc đến NÓI ở đây chắc có bạn sẽ nghĩ rằng đó là các ngôn ngữ được phát ra từ miệng. Vậy : “Im lặng” có phải là một cách nói? – bất kỳ một sự phản ứng và thể hiện nào của bạn với thế giới cũng bày tỏ một cách nhìn rất riêng, nói bằng một thứ ngôn ngữ PHI NGÔN TỪ. Bạn có nghĩ rằng đôi khi trong cuộc sống mình nói quá nhiều những từ thừa mà có khi cũng cần thời gian dừng lại một chút để ngẫm nghĩ và tu tập?

Hoạt ngôn trong lời nói, điêu luyện trong câu chữ và nhanh nhạy trong tư duy. 

Các bạn có nghĩ rằng, việc chưa thực sự HOẠT NGÔN khiến chúng ta bỏ lỡ khối cơ hội trong cuộc đời hay không ?
-          Làm quen với 1 cô gái
-          Đứng trước giảng đường khoảng 100sv để thuyết trình
-         Giới thiệu về bản thân?
Hay kế tiếp đây là một buổi PHỎNG VẤN XIN VIỆC?

Mà thôi, tôi cũng k đề cập đến những vấn đề như xin việc nữa, Hẳn là cũng còn hơn 1 học kỳ nữa đối với 1 sv năm cuối để làm cái hoạt động này.

Nhưng có 1 sự thực đang diễn ra rằng : Tôi thấy bản thân khiêm nhường trước những người CÓ TIẾNG NÓI (hay đơn giản là họ có khả năng trình bày vấn đề tốt) Và nhận thấy rằng những lời nói đấy CÓ TRỌNG LƯỢNG,có SỨC ẢNH HƯỞNG, có UY QUYỀN & có cái TÔI khẳng định chính họ ở trong đấy.

Vậy điều ngược lại sẽ là như thế nào nếu bạn không có khả năng như vậy?

Con người tồn tại, giao tiếp và tương tác trong thế giới ở dạng INPUT & OUTPUT – thu nạp thêm tri thức, vốn sống từ những màu sắc huyền diệu của cuộc sống xung quanh để rồi lại bình an tu tĩnh ở trong mình và thể hiện ra bên ngoài bởi tâm thái, hành động rồi cả chính lời nói với vạn vật. Lời nói chỉ là một hình thái, dù nhỏ nhưng nó cũng thể hiện một lối sống, một nhân cách và một sự tương tác có giá trị.
Tôi nhận thấy rằng TỪ VỰNG tiếng Việt vô cùng phức tạp, đa nghĩa. Nếu như trong EL YOU = bạn, cậu, mày, mi, em/a … thì với người Việt có vô vàn cách gọi khác nhau. Đó cũng là lý do mà mỗi cá nhân cần lựa chọn ngôn từ làm sao cho hợp lý. Tôi nghĩ rằng có sự tự tin trong NGÔN TỪ/TỪ VỰNG thì mới tự tin được trong LỜI NÓI được.
Câu hỏi đặt ra là : CÓ AI ĐÓ KHÔNG NHẬN RA HAY HỌ KHÔNG MUỐN THAY ĐỔI?
Và lúc này tôi đang nhớ đến câu nói của nhân vật : Anh ấy sinh năm 86, Tony Dzung – người sáng lập nên Langmater. Anh chia sẻ: Trong quá trình vận hành Lang tôi nhận thấy những người Dừng việc/Nghỉ việc thuộc 2 đối tượng :
1.     Không phát triển bản thân
2.     Không tận tâm, tận tụy.
Tôi thiết nghĩ, dù với lý do gì về : nghề nghiệp, các mối quan hệ … thì việc rèn luyện về ngôn từ và hoạt ngôn là rất quan trọng. Chúc các bạn THÀNH CÔNG !

Bài viết nằm trong chuyên mục : “Chủ nghĩa cá nhân”

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Người bạn âm thầm 12 năm!

Hê sờ lô, hê sờ ly  Lại là Subi đây,  Anh bạn - có khoẻ không?  Lâu lắm rồi chúng ta mới lại gặp nhau nhỉ! Năm rưỡi rồi chứ ít ỏi gì đâu cơ chứ! Cũng may là tớ còn nhớ pass để vào nhà nha.  Còn nhớ 12 năm trước, lần đầu tiên tớ mở blog và đặt tên cho căn nhà của mình là phuongsubi.blogspot.com, cho tới bây giờ anh bạn cũng "có tuổi" rồi đó. Tớ không giỏi chia sẻ những câu chuyện của mình, càng không giỏi để thể hiện cảm xúc ... và cậu là người đã lắng nghe tớ suốt 12 năm qua, chứng kiến hành trình tớ trưởng thành như thế nào. Có lẽ phải cảm ơn cậu nhiều lắm!

Book review: "Hiểu về trái tim"

Một cuốn sách muốn được giới thiệu tới mọi người nhất! Tôi phải cảm ơn một người bạn, năm 2015 cậu ấy đã tặng tôi cuốn sách này. Mặc dù, không thể nhớ nổi cậu ấy là ai nữa, nhưng cảm thấy rất trân trọng vì nhờ cậu ấy mà tôi biết đến cuốn sách này. "Hiểu về trái tim" - Nghệ thuật sống hạnh phúc của Tác giả Thích Minh Niệm (năm 1992 tác giả xuất gia tại Phật học viện Huệ Nghiêm, cho đến nay vẫn tiếp tục hướng dẫn thiền và tâm lý trị liệu) thực sự là một cuốn sách vô cùng ý nghĩa. Có thể bạn chưa biết "Toàn bộ lợi nhuận thu được từ việc phát hành cuốn sách này sẽ gây quỹ Hiểu Về Trái Tim để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh tại Việt Nam. Link Quỹ Hiểu về trái tim: http://hieuvetraitim.org/vn/gioi-thieu/gioi-thieu/ Trích đoạn lời tựa của tác giả: "Cách đây mười tám năm, tôi đã quyết lòng ra đi tìm hạnh phúc chân thật. Dù thời điểm ấy, ý niệm về hạnh phúc chân thật trong tôi còn rất mơ hồ, nhưng tôi vẫn tin rằng nó có thật và luôn hiện hữu trong

Làm thế nào để "nhiệt huyết" trong công việc?

Mình có ở trong một cái hội Facebook, ở đó tìm thấy rất nhiều bài viết liên quan tới công việc, phần lớn là cảm thấy chưa phù hợp với công việc hiện tại, hoặc đang cảm thấy bế tắc, hay mất dần năng lượng với công việc mà mình đang làm  Đặc biệt là các bạn vừa ra trường thường chưa rõ định hướng nên trong quá trình làm dễ dẫn đến chán nản và xuất hiện suy nghĩ "hình như chẳng có công việc nào phù hợp với mình cả", dần dần cảm thấy tự ti về bản thân mình hơn.  Thực ra, ai cũng từng trải qua ít nhiều những quãng thời gian đó, để trưởng thành hơn, rồi dần dần vươn lên những vị trí cao hơn nữa trong sự nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại thì mình đã đi làm được 6 năm có lẻ rồi đó, nhưng so với mình của 6 năm về trước, dù không đo được nhưng mình thấy bản thân vẫn duy trì được nhiệt huyết trong những việc mình làm (như tính cách, hay là cách mình vẫn lập kế hoạch hàng ngày trên Trello từ 2015 tới giờ, chắc công việc nào cũng phải yêu lắm thì mới duy trì được điều đó ấy nhỉ)  Thì hô